Trang cá nhân của Định Công

Main | Registration | Login
Thứ sáu, 26/Tháng 4/2024, 03:48:37
Welcome Khách | RSS
Site menu
Đăng nhập
Các phân mục
Văn hóa, xã hội [7]
Những vấn đề nóng của xã hội, giáo dục, tin văn hóa, các vùng miền văn hóa...
Khoa học, công nghệ [14]
Khoa học tự nhiên, tiến bộ kĩ thuật...
Vui cười. [1]
Những truyện vui, clip hài, hình ảnh vui, ... Xem để có những giây phút cười thư giãn nhẹ nhàng, sảng khoái, tiếp tục làm việc.
Âm nhạc. [4]
Những bài hát bất hủ hoặc yêu thích. Âm nhạc cho ta niềm vui và sự lác quan.
Phim ảnh. [0]
Những bộ phim, đoạn clip hay sưu tầm được.
Kinh tế, tài chính [2]
Linh tinh, tản mạn [3]
Văn thơ, ẩm thực, cảm nhận, ...
Tìm kiếm
Main » 2009 » Tháng Hai » 2 » Một phụ huynh học sinh viết đề án “Đổi mới giáo dục phổ thông”
10:37:56
Một phụ huynh học sinh viết đề án “Đổi mới giáo dục phổ thông”

 


Trên đây là những ý chính trong đề án “đổi mới giáo dục phổ thông” của độc giả Vũ Mạnh Tiến, phụ huynh của 2 học sinh đang học lớp 10 và lớp 4. Anh cho biết đã "lạch cạch gõ những dòng tâm huyết khi có thời gian rảnh" với 30 trang đánh máy, xuất phát từ bức xúc chuyện học hành của con cái. Anh Tiến hiện là một chủ doanh nghiệp ở Hà Nội. Dưới đây là câu chuyện của anh với phóng viên.


 


Những sản phẩm "học không hay, cày không thạo"

- Điều gì đã thúc đẩy anh viết một đề án dài tới 30 trang về cải cách giáo dục phổ thông với những đề xuất táo bạo và mới mẻ như vậy?


 


- Tôi có con gái đang học lớp 10 và con trai học lớp 4. Thực sự, tôi chỉ mong con gái tôi học hết phổ thông biết là quần áo, cắm hoa, nấu cơm, con trai tôi biết sửa chữa xe máy, thay bóng điện, các con tôi về nhà biết chào khách đúng cách, biết sống hòa hợp với mọi người xung quanh. Nhưng các cháu chỉ suốt ngày loay hoay ngồi giải những bài toán mà cả thế giới đã biết đáp án từ hàng trăm năm nay.


 


Cánh cổng ĐH quá hẹp, chỉ để lọt 1 số HS giỏi làm toán, làm lý, làm hóa, làm văn.


 


Những em không thể học tiếp ĐH cũng chỉ có một mớ lý thuyết hàn lâm, không có tính chủ động, khéo léo hay khả năng giải quyết tình huống thực tiễn, cũng chẳng biết năng khiếu của mình là gì để phát huy vì còn mải chạy đua với các bạn “giỏi toán, giỏi văn” ở lớp.


 


Kết quả là sản sinh ra 1 loạt những HS “học không hay, cày không thạo”.


 


- Anh nói vậy, e rằng quá cực đoan?


 


Có một câu chuyện nhỏ tôi từng đọc trên báo cách đây hơn 10 năm. Một lần, Tổng thống Hoa Kỳ Geogre Bush (cha) đến thăm một trường tiểu học. Khi ông đang nói chuyện, một cậu bé giơ tay đề nghị ông chứng minh rằng ông chính là Tổng thống Hoa Kỳ.


 


Loay hoay mãi, Bush cũng tìm được bằng lái xe có ghi tên mình nhưng cậu bé nói điều này không đủ để chứng minh ông là tổng thống. Ông Bush đã phải xin lỗi cậu bé và hứa ngay sau khi về Nhà Trắng sẽ in thẻ có ghi rõ chức danh tổng thống.


 


Đến bao giờ chúng ta mới có 1 HS tiểu học dám “vặn vẹo” 1 nhân vật đầy quyền lực như thế? Đến bao giờ, chúng ta mới có các công dân suy nghĩ độc lập, sáng tạo, tự tin, dũng cảm như thế?


 


Chính những bức xúc đó đã thôi thúc tôi viết đề án này.


 


Hơn nữa, sau hơn 20 năm đổi mới vừa qua, ngành giáo dục vẫn loay hoay "cải tiến, cải lùi" trong một vòng luẩn quẩn, chưa thể đưa giáo dục VN bứt phá.


 


Chính vì thế, theo tôi đây là thời điểm phát huy trí tuệ xã hội, để mọi người dân kiến kế cải cách giáo dục. Thậm chí, ngành giáo dục nên trích ra khoảng 5 tỷ đồng từ nguồn kinh phí khổng lồ (và đang được sử dụng không hiệu quả) để phát động một cuộc thi viết đề án cải cách giáo dục trong toàn dân.


 


- Để viết đề án này, chắc hẳn anh đã có sự quan tâm, nghiên cứu kỹ về giáo dục từ lâu. Anh đã sưu tầm, chắt lọc thông tin về giáo dục từ những nguồn nào, bằng cách nào?


 


Từ khi còn là SV, sau khi đọc bài báo về một thầy giáo đi vòng quanh đất nước để "gom" những HS cá biệt về trường của mình, tôi đã bắt đầu quan tâm tới giáo dục, đặc biệt là phương pháp giáo dục gắn với cuộc sống.


 


Từ đó đến nay, tôi thường xuyên đọc sách báo, lên mạng internet đọc các bài viết về giáo dục.


 


Nhiều tác giả viết sách về kinh doanh cũng có bàn cả vấn đề giáo dục. Chẳng hạn như tôi được biết một nhà kinh doanh ở Hoa Kỳ mở trường phổ thông và đã cô đọng kiến thức hàn lâm của 10 năm phổ thông xuống còn… 4 tháng để dành chỗ cho các kiến thức đời sống.


 


Tôi là người có trí nhớ tốt, và bất cứ câu chuyện, thông tin nào liên quan tới giáo dục từng đọc, tôi đều nhớ rất kỹ, rất lâu.


 


Đi nhiều nước trên thế giới, đến đâu tôi cũng tìm hiểu về nền giáo dục của họ. Thông qua bạn bè hoặc con cái của bạn đi du học, tôi cũng tìm hiểu về giáo dục các nước.


 


Rút ngắn chương trình xuống 9 năm


 


Từ những hiểu biết về giáo dục đã tích lũy, anh đề xuất nên điều chỉnh chương trình như thế nào để đào tạo những công dân "suy nghĩ độc lập, sáng tạo, tự tin, dũng cảm" như anh nói?


 


- Tôi đề xuất chương trình phổ thông sẽ rút ngắn từ 12 năm xuống còn 9 năm, chỉ còn 2 bậc học là tiểu học và trung học, không có thi chuyển cấp.


 


Trước mắt, tôi đề nghị bỏ ở cấp tiểu học 40%, cấp THCS 50% và cấp THPT 60-70% kiến thức về Văn, Toán, Lý, Hóa. Các môn còn lại cũng nên tinh giản tối đa.


 


Hiện hàng triệu HS phổ thông VN trong nhiều năm trời ngày đêm miệt mài đánh vật với các con số, các bài văn mà kết quả đã biết từ hàng trăm năm trước. Cả nước xúm vào làm một bài toán, một bài văn mà không cần cho tổ chức, cá nhân nào và hầu như không giúp gì cho cuộc sống sau này.


 


Chương trình GDPT sẽ chuyển từ “dạy lý thuyết, dạy chữ, dạy số, dạy nhớ” sang “dạy thể chất, dạy phương pháp, dạy hành động, dạy làm người”.


 


Thực tế cho thấy, những người biết ứng xử khôn ngoan, khéo léo trong đời sống, biết tận dụng cơ hội và phát huy thế mạnh của mình dễ thành công hơn những người chỉ biết làm toán, làm văn.


 


Nói một cách nôm na, tôi đề xuất chuyển hết môn chính thành phụ, môn phụ thành chính.


 


- Nhưng dạy con nấu ăn, sửa chữa điện hay biết đối diện và vượt qua thử thách trong cuộc sống là trách nhiệm của phụ huynh và gia đình. Tại sao lại đẩy về phía nhà trường, nơi còn có sứ mạng chính là dạy chữ cho học sinh?


 


- Vấn đề là ở chỗ, HS bây giờ dành cả ngày để ngồi giải toán, làm văn rồi, mà sức khỏe, trí óc, thời gian của con người đều có hạn nên chẳng còn nghĩ tới việc gì khác được nữa.


 


Nghỉ hè hoặc cuối tuần, tôi muốn đưa các con về quê thăm họ hàng và khám phá thiên nhiên, học nấu ăn, cắm hoa, chơi thể thao... nhưng các cháu còn bận đi học thêm tới 9, 10h tối.


 


Tôi vẫn hay gọi các con mình là "những nạn nhân ưu tú của một nền giáo dục lệch lạc". Còn tôi thì là nạn nhân dây chuyền bởi ngày nào cũng phải đưa đón con đi học từ sáng sớm tới tối mịt.


 


- Sau khi hoàn thành đề án, anh có cho bạn bè, người thân của mình, đặc biệt là con gái mình xem và góp ý không? Nếu có, họ đánh giá thế nào về đề án này?


 


- Các bạn tôi đều gật gù chia sẻ, nhưng họ lại lại lắc đầu và bảo: "Có đưa lên trên thì cũng chẳng ai nghe đâu!"


 


Vợ tôi thì bảo bây giờ cả xã hội đua nhau như thế rồi, tôi mà hướng con học theo những gì mình viết trong đề án thì "để chúng nó trượt tốt nghiệp à?"


 


Con gái tôi vẫn ngày đêm miệt mài làm toán, làm văn theo trào lưu của bạn bè ở lớp. Nghe ngóng, "săn" thông tin về lớp nọ, lớp kia, thầy nọ thầy kia để đi học cho bằng được, khỏi "thua bạn kém bè".


 


Nhưng tôi tin rằng, nếu đề án của tôi được triển khai sẽ nhận được sự ủng hộ của đa số HS phổ thông trên cả nước. Các em sẽ không còn hò reo sung sướng khi nghe tin thầy giáo nghỉ nữa mà bù lại, mỗi sáng ngủ dậy đều háo hức đến trường bởi các em được học những gì thiết thực và thú vị.


 


Xin cảm ơn anh!


 







 

Sơ lược đề án cải cách giáo dục phổ thông của anh Vũ Mạnh Tiến

 

1. Định nghĩa: GDPT là việc truyền dạy những kiến thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết, sát thực nhất để người học có thể áp dụng vào cuộc sống nhằm thích nghi và hòa nhập tốt với xã hội hiện tại.

 

2. Cắt giảm: Rút ngắn từ 12 năm xuống còn 9 năm, chỉ còn 2 bậc học là tiểu học và trung học, không có thi chuyển cấp.

 

Bỏ ở cấp tiểu học 40%, cấp THCS 50% và cấp THPT 60-70% kiến thức về Văn, Toán, Lý Hóa. Các môn còn lại cũng nên tinh giản tối đa.

 

3. Tăng cường: Đưa những điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng thành 10 môn học khác nhau gồm: Yêu Tổ quốc, Yêu đồng bào, Học tập tốt, Lao động tốt, Đoàn kết tốt, Kỷ luật tốt, Giữ gìn vệ sinh thật tốt, Kiêm tốn, Thật thà, Dũng cảm. Phải cho HS cảm nhận, thấu hiểu và hành động theo những điều này chứ không chỉ học thuộc vanh vách khẩu hiệu mà hiểu lơ mơ như hiện nay.

 

Cho mỗi em tự do phát triển năng khiếu. HS nào cũng có khả năng riêng, vấn đề là nhà trường phải khơi gợi và giúp các em phát huy.

 

Về kiến thức, thay vì bắt các em giải bài toán về hạt nhân nguyên tử, mạch vòng mạch thẳng của hóa, các đường cong parabol hay hàm số tích phân với đủ loại biến số như hiện nay, cần trang bị các kiến thức phổ thông như về nữ công gia chánh, sửa chữa điện gia đình, thời trang, sức khỏe sinh sản…

 

HS vùng nào phải hiểu về phong tục, tập quán, lịch sử của vùng đó cũng như của đất nước VN. Bên cạnh đó, nên đưa môn “Vấn đề quanh em” vào chương trình để các em cùng tìm hướng giải quyết cho những vấn đề nảy sinh trong thực tế.

 

Cùng với đó là môn “Lửa thử vàng” dạy các em những trải nghiệm về cảm xúc, cách xử lý khi đối mặt với tình huống thực, gay cấn trong cuộc sống.

 

Một môn rất quan trọng là “Kiếm tiền và Sử dụng tiền” để các em hiểu được mặt phải, mặt trái của đồng tiền và biết những kiến thức liên quan tới kinh doanh, thương mại, ngân hàng, thuế… để hết phổ thông có thể ra trường tự mở cửa hàng gội đầu, bán phở kiếm sống chứ không nhất thiết phải chen chân vào ĐH.

 

Nâng cao thể lực cho HS thông qua những môn thể thao phổ biến như bơi lội, đá bóng, bóng chuyền…

 

4. Giáo viên: Tận dụng nguồn lực của xã hội, tạm gọi là những “giáo viên tiềm năng” rất đông đảo bên ngoài nhà trường. Dạy nấu ăn có thể mời bác bán cơm bình dân đầu phố, dạy về quan họ thì không thầy cô nào bằng nghệ sỹ Thúy Cải, dạy đối phó với tội phạm thì không ai khác ngoài công an phường…


 

(Theo VietnamNet)
Category: Văn hóa, xã hội | Views: 807 | Added by: tndcong | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Lịch
«  Tháng Hai 2009  »
CNThứ 2Thứ 3Thứ 4Thứ 5Thứ 6Thứ 7
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
Lưu trữ
Trang bạn bè
  • Ucoz
  • E-learning Hóa & Sinh
  • Bình chọn
    Bạn thấy trang này thế nào?
    Tổng số bình chọn: 49
    Trạng thái

    Đang online: 1
    Khách: 1
    Thành viên: 0

    Copyright MyCorp © 2024 |