Trang cá nhân của Định Công

Main | Registration | Login
Thứ năm, 28/Tháng 3/2024, 14:17:52
Welcome Khách | RSS
Site menu
Đăng nhập
Các phân mục
Văn hóa, xã hội [7]
Những vấn đề nóng của xã hội, giáo dục, tin văn hóa, các vùng miền văn hóa...
Khoa học, công nghệ [14]
Khoa học tự nhiên, tiến bộ kĩ thuật...
Vui cười. [1]
Những truyện vui, clip hài, hình ảnh vui, ... Xem để có những giây phút cười thư giãn nhẹ nhàng, sảng khoái, tiếp tục làm việc.
Âm nhạc. [4]
Những bài hát bất hủ hoặc yêu thích. Âm nhạc cho ta niềm vui và sự lác quan.
Phim ảnh. [0]
Những bộ phim, đoạn clip hay sưu tầm được.
Kinh tế, tài chính [2]
Linh tinh, tản mạn [3]
Văn thơ, ẩm thực, cảm nhận, ...
Tìm kiếm
Main » 2009 » Tháng Ba » 2 » Các nhà sinh học nghiên cứu cấu trúc, cơ chế của các “động cơ phân tử” ở virus
13:07:48
Các nhà sinh học nghiên cứu cấu trúc, cơ chế của các “động cơ phân tử” ở virus
Các nhà nghiên cứu, từ hai trường đại học Purdue và Catholic, Hoa Kỳ cũng đã đề xuất cơ chế về cách thức hoạt động của động cơ này. Theo giáo sư sinh học Michael Rossmann, các phần của động cơ di chuyển theo trình tự giống như những vị trí trong một động cơ xe ôtô, kéo vật liệu di truyền từ từ vào phần đầu virus hay vỏ capsid. Động cơ này cần thiết cho việc đưa DNA vào vỏ capsid của virus T4, virus này được gọi là bacteriophage vì nó xâm nhiễm vào vi khuẩn. Tuy nhiên, một loại động cơ tương tự cũng có thể hiện diện trong các virus khác, bao gồm cả virus gây bệnh mụn giộp (herpes) ở người.
“Các động cơ phân tử trong các loại virus DNA mạch đôi, trước đây chưa bao giờ được thể hiện một cách chi tiết như vậy,” Siyang Sun, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ làm việc tại phòng thí nghiệm của Rossmann phát biểu.

Hình ảnh minh họa cấu trúc của “động cơ phân tử” có vai trò đóng gói DNA vào phần đầu của virus T4. Các nhà nghiên cứu tại đại học purdue và Catholi, Hoa Kỳ đã xác định được cấu trúc nguyên tử của động cơ này, nó được tạo thành từ hai cấu trúc dạng vòng, và cả hai đĩa này chứa 5 phần được tạo thành từ một protein có tên là gp17. Hình ảnh cho thấy mặt cắt ngang của đầu virus hay vỏ capsid và sự minh họa về động cơ khi nó đóng gói DNA vào virus. Các bàn tay thể hiện cho 5 phần của cấu trúc dạng vòng. Mỗi tay giữ một vòng xoắn DNA và chuyển nó vào đầu virus cho đến khi đầy. (Ảnh: The journal Cell, Dec. 26, 2008; Steven McQuinn, independent science artist, and Venigalla Rao, The Catholic University of America)

Các kết quả được trình bày chi tiết trên tạp chí Cell. Tác giả đứng đầu là Sun và Kiran Kondabagil, phó giáo sư tại đại học Catholic, Hoa Kỳ, đang làm việc với giáo sư sinh học Venigalla B. Rao.
“Nghiên cứu này cho phép chúng tôi khảo sát các hoạt động nội sinh của một động cơ đóng gói virus ở mức nguyên tử” Rao cho biết. “Động cơ đặc biệt này rất nhanh và mạnh.”
Các nhà nghiên cứu khác đã xác nhận rằng động cơ phân tử T4 là loại mạnh nhất chưa từng được khám phá ở các loại virus. Các động cơ tạo ra sức mạnh gấp 20 lần sức mạnh được sinh ra bởi protein myosin, một trong hai protein chịu trách nhiệm cho việc co cơ và sức bền của cơ.
Virus gồm có một đầu và phần đuôi. Phân tử đóng gói DNA được định vị ở vị trí liên kết giữa đầu và phần đuôi. Hầu hết các phân tử thoái hoá sau khi bước đóng gói được hoàn tất, cho phép đuôi gắn với vỏ capsid.
Sun đã xác định rằng động cơ đóng gói được tạo thành từ hai cấu trúc dạng vòng, và cả hai đĩa này chứa 5 phần tạo thành từ một protein có tên là gp17. Các nhà nghiên cứu đã xác định cấu trúc nguyên tử của các phần protein này bằng cách dùng chương trình tinh thể học tia X (X-ray crystallography). Họ cũng đã dùng kỹ thuật kính hiển vi điện tử (cryo-electron microscopy), cho phép nhìn thấy một kiến trúc tổng thể và xa hơn về cấu trúc dạng vòng của động cơ.
Một đĩa đặt ở phía trên, và mỗi cái trong số 5 phần của đĩa trên chia sẽ một protein gp17 với một phần tương ứng ở đĩa bên dưới. Protein gp17 có hai phần hay vùng, một phần ở trong đĩa bên dưới và phần còn lại ở trong đĩa trên.
Đầu tiên đĩa dưới được gắn với DNA và sau đó được kéo lên bởi đĩa trên, đẩy DNA vào vỏ capsid của virus. Đĩa trên của động cơ kéo đĩa dưới lên bằng cách sử dụng lực tỉnh điện (electrostatic) được tạo ra giữa các vật thể tích điện đối nhau, Rossmann cho biết. “Những kết quả này xác định mối quan hệ giữa động cơ và DNA.”
Dữ liệu nghiên cứu cho thấy động cơ linh hoạt và tồn tại ở hai trạng thái: thư giãn và căng thẳng, sự kết thúc xảy ra khi đĩa trên gắn với đĩa dưới.
“Bằng cách kết hợp giữa dữ liệu về cấu trúc và dữ liệu sinh hoá của các công sự tại đại học Catholic, chúng tôi đã tiến gần đến giả thuyết về cách thức hoạt động của động cơ này,” Rossmann cho biết.
Bởi vì herpes và các virus khác chứa các động cơ đóng gói DNA giống nhau, những kết quả này, một ngày nào đó có thể giúp các nhà khoa học thiết kế các loại thuốc ngăn cản chức năng của những động cơ này và giảm nhẹ sự nhiễm virus. Kết quả này cũng có những ứng dụng khác trong tương lai, như việc phát triển chất thay thế các loại kháng sinh hiện tại, tạo ra các phương pháp cung cấp vật liệu di truyền cho các bệnh nhân áp dụng liệu pháp gen hay tạo ra “các động cơ nano” trong các loại máy tuơng lai.
“Tuy nhiên đây là một nghiên cứu rất cơ bản, và còn quá sớm để nói nhiều về các ứng dụng thiết thực của kiến thức này,” Rossmann phát biểu.

Category: Khoa học, công nghệ | Views: 1270 | Added by: tndcong | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Lịch
«  Tháng Ba 2009  »
CNThứ 2Thứ 3Thứ 4Thứ 5Thứ 6Thứ 7
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
293031
Lưu trữ
Trang bạn bè
  • Ucoz
  • E-learning Hóa & Sinh
  • Bình chọn
    Bạn thấy trang này thế nào?
    Tổng số bình chọn: 49
    Trạng thái

    Đang online: 1
    Khách: 1
    Thành viên: 0

    Copyright MyCorp © 2024 |