Trang cá nhân của Định Công

Main | Registration | Login
Thứ tư, 24/Tháng 4/2024, 16:52:39
Welcome Khách | RSS
Site menu
Đăng nhập
Các phân mục
Văn hóa, xã hội [7]
Những vấn đề nóng của xã hội, giáo dục, tin văn hóa, các vùng miền văn hóa...
Khoa học, công nghệ [14]
Khoa học tự nhiên, tiến bộ kĩ thuật...
Vui cười. [1]
Những truyện vui, clip hài, hình ảnh vui, ... Xem để có những giây phút cười thư giãn nhẹ nhàng, sảng khoái, tiếp tục làm việc.
Âm nhạc. [4]
Những bài hát bất hủ hoặc yêu thích. Âm nhạc cho ta niềm vui và sự lác quan.
Phim ảnh. [0]
Những bộ phim, đoạn clip hay sưu tầm được.
Kinh tế, tài chính [2]
Linh tinh, tản mạn [3]
Văn thơ, ẩm thực, cảm nhận, ...
Tìm kiếm
Main » 2010 » Tháng Chín » 25 » Hoạn quan Trung Quốc
22:24:14
Hoạn quan Trung Quốc
Trong lịch sử Trung Quốc, hoạn quan đã có từ thời Tây Chu, đương thời gọi là tự nhân, hoặc hạng nhân, yêm doãn, nội tiểu thần. Vào thời Tây Chu các nước Tề, Sở, Tần, đều có hoạn quan, và gọi bằng các tên như hình thần, ty cung. Thời Chiến Quốc nước Triệu có Hoạn giả lệnh coi về hoạn quan. Nước Tần có hoạn quan đảm nhận chức Xa phủ lệnh. Sau khi Tần thống nhất Trung nguyên, hoạn quan có người làm đến Thừa tướng, gọi là Trung thừa lệnh. Thời Tây Hán có những hoạn quan đảm nhận các chức Hoàng môn lệnh, Dịch đình lệnh.

Tại các triều nhà Tùy, nhà Đường, nhà Tống đặt ra cơ cấu Nội thị tỉnh do hoạn quan đảm nhiệm, trông coi các việc nội bộ ở trong cung đình. Hoạn quan ở hai triều Đường, Tống có người trực tiếp thống lãnh quân đội. Đến đời nhà Minh, đặt ra Thập nhị giám, Tứ ty, Bát cục gọi là Nhị thập tứ nha môn, trông coi về việc phục dịch trong cung đình, mỗi cơ cấu có thái giám trông coi. Đến đời nhà Thanh có Tổng quản thái giám, người đứng đầu thái giám, trực thuộc Nội vụ phủ.

Hoạn quan vốn chỉ là quan trong nội đình, không có quyền can dự chính sự, nhưng là người hầu cận thường ngày gần nhất của hoàng đế, được hoàng đế tin dùng, nên có khả năng lộng quyền, nắm được đại quyền chính trị, thậm chí có thể phế lập hoàng đế. Dưới các triều Đông Hán, Đường, Minh đều từng xảy ra những việc hoạn quan chuyên quyền làm bậy.

Chữ Hán, có hơn ba mươi từ ngữ dùng để chỉ hoạn quan, nên thường giải thích hoạn quan là thái giám. Nhưng kỳ thực, khái niệm về hai từ ngữ này có chỗ khác biệt. Mới đầu hoạn quan không nhất thiết phải là người bị thiến. Trong lịch sử Trung Quốc cổ xưa đã có hoạn quan. "Hoạn quan" chỉ là danh xưng chỉ chung những quan viên phục dịch, hầu hạ hoàng đế và gia tộc trong hoàng cung. Cho đến đầu đời nhà Đông Hán, khi Lưu Tú quang phục lại Hán thất, mới ban lệnh hoạn quan tất yếu phải là người đàn ông bị thiến. Trước đó, thời Hán Võ Đế, năm 99 trước Công nguyên, khi Lý Lăng thua trận đầu hàng Hung Nô, Tư Mã Thiên vì bênh vực Lý Lăng mà bị thiến và tuy là người bị thiến nhưng Tư Mã Thiên không phải là hoạn quan.

Từ ngữ "thái giám" xuất hiện sớm nhất vào đời Đường Cao Tông Lý Trị năm Long Sóc nhị niên, tức năm 662, khi đem thay đổi danh xưng "Điện trung tỉnh", cơ cấu chuyên lo việc xa giá, y phục trong hoàng cung thành "Trung ngự phủ", và cải "Giám thành trung ngự" thành "thái giám" và "thiếu giám".

Đến đầu đời nhà Minh thiết lập "Nhị thập tứ nha môn", mỗi nha môn đặt ra một thái giám giữ ấn tín phục dịch hoàng đế cùng gia thuộc, và người được giữ chức thái giám tất yếu phải là hoạn quan. Từ đấy "thái giám" thành danh xưng chuyên chỉ hoạn quan. Đến giữa thời kỳ nhà Minh, quyền thế của thái giám được mở rộng thêm ra. Thái giám có quyền làm sứ giả, trông coi quân đội, coi xét quan lại, dân tình nên trở thành lộng quyền.

Đến đời nhà Thanh, xét thấy sự chuyên hoành và tệ hại của thái giám mới đặt ra chức "Tổng quản Thái giám" làm thủ lãnh, lệ thuộc vào "Nội vụ phủ" và giới hạn tước vị đến "tứ phẩm" để nhằm làm giảm quyền lực của thái giám.

Theo các nhà nghiên cứu, nguồn gốc hoạn quan ở Trung Quốc có ba nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Hoạn quan là những tội phạm, tù binh hoặc phản nghịch bị cắt sinh thực khí.
Hoạn quan là cống phẩm của địa phương tiến cống vào cung đình.
Tự nguyện xin thiến làm hoạn quan để mưu cầu phú quý.

Một số phương pháp yêm cát:

Loại trừ những người đã khiếm khuyết khi sinh ra, một hoạn quan phải qua một "thủ thuật" hết sức đau đớn gọi là "yêm cát", "cung hình", "tàm thất", "hủ hình" hay "âm hình". Việc yêm cát như thế nào, sử sách ghi chép bất nhất. Theo Nam tinh thái giám khốc hình thì ghi lại có 4 phương pháp để thiến con trai:

- Cắt toàn bộ âm kinh và dịch hoàn
- Chỉ cắt bỏ dịch hoàn
- Đè cho vỡ nát dịch hoàn, và
- Cắt bỏ ống dẫn tinh
Theo sách Mạt đại thái giám bí văn còn liệt kê một phương pháp thiến nữa là "thằng hệ pháp", tức dùng dây cột chặt dịch hoàn của đứa bé, lâu dần thực khí mất công năng, bị chết đi. Hoặc cho đứa trẻ uống một thứ thuốc tê gọi là ma tuý dược, rồi dùng kim chích hoài vào dịch hoàn đứa trẻ khiến cho sinh thực khí không còn công năng nữa.

Carter Stent miêu tả về việc cát thể ở Trung Hoa cuối đời Mãn Thanh như sau:

Trước khi cát thể, người có ý định trở thành thái giám được đặt nằm nghiêng trên một cái giường thấp và được hỏi lần cuối cùng có hối hận gì khi bị thiến hay không. Nếu người đó trả lời không thì một người sẽ giữ chặt bụng người đó, hai người khác banh hai chân ra giữ cho khỏi cục cựa. Băng vải được quấn chặt ở bụng dưới và hai đùi và bệnh nhân được cho uống một thang thuốc mê (ma phế thang), bộ phận sinh dục của y được chà xát bằng nước ngâm ớt. Cả dương vật lẫn dịch hoàn được cắt xoẹt bằng một nhát dao sát tận đáy, một nút bằng kim loại cắm ngay vào lỗ sinh thực khí và vết thương được băng chặt bằng giấy bản, bên ngoài quấn vải thật chặt.
Người thái giám lập tức được những "đao tử tượng" dìu đi quanh phòng trong hai ba giờ liền trước khi được quyền nằm nghỉ. Người đó vừa đau đớn, vừa khát nước nhưng không được ăn uống và tiểu tiện trong ba ngày. Sau ba ngày, vải băng được cởi ra và cái nút được rút ra và nếu bệnh nhân có thể đi tiểu được ngay thì vụ giải phẫu thành công và qua được thời kỳ nguy hiểm. Nếu người thái giám không tiểu tiện được có nghĩa là đường sinh thực khí đã bị thu hẹp hay bịt kín và chỉ còn đường chờ chết...
Thế nhưng việc tĩnh thân để thành thái giám không phải chỉ trong việc cắt bỏ bộ phận sinh dục mà thôi. Có gia đình chuẩn bị việc cho con mình tương lai sẽ làm thái giám tử khi còn nhỏ. Một bà vú (bảo mẫu) thuê để đặc biệt chăm sóc cho đứa trẻ ngay từ khi còn nằm trong nôi. Bà vú này có một thủ thuật riêng, mỗi ngày ba lần nắn bóp dịch hoàn đứa trẻ khiến đứa bé đau đến khóc thét lên. Lực bóp cũng tăng thêm và cơ quan sinh dục của đứa bé dần dần bị hủy hoại. Khi lớn lên không những mất khả năng sinh dục mà dương vật còn teo dần khiến đứa trẻ có nhiều nữ tính, không có yết hầu, hai vú nhô cao, mông nở, giọng nói lanh lảnh, dáng điệu ẻo lả và trở thành "ái nam, ái nữ"

Năm 1996, Tôn Diệu Đình (Sun Yaoting), vị hoạn quan cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Hoa qua đời, đặt dấu chấm hết cho hiện tượng hoạn quan của Trung Quốc.

Category: Văn hóa, xã hội | Views: 1287 | Added by: tndcong | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Lịch
«  Tháng Chín 2010  »
CNThứ 2Thứ 3Thứ 4Thứ 5Thứ 6Thứ 7
   1234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930
Lưu trữ
Trang bạn bè
  • Ucoz
  • E-learning Hóa & Sinh
  • Bình chọn
    Bạn thấy trang này thế nào?
    Tổng số bình chọn: 49
    Trạng thái

    Đang online: 1
    Khách: 1
    Thành viên: 0

    Copyright MyCorp © 2024 |