Trang cá nhân của Định Công

Main | Registration | Login
Thứ sáu, 26/Tháng 4/2024, 14:36:07
Welcome Khách | RSS
Site menu
Đăng nhập
Các phân mục
Văn hóa, xã hội [7]
Những vấn đề nóng của xã hội, giáo dục, tin văn hóa, các vùng miền văn hóa...
Khoa học, công nghệ [14]
Khoa học tự nhiên, tiến bộ kĩ thuật...
Vui cười. [1]
Những truyện vui, clip hài, hình ảnh vui, ... Xem để có những giây phút cười thư giãn nhẹ nhàng, sảng khoái, tiếp tục làm việc.
Âm nhạc. [4]
Những bài hát bất hủ hoặc yêu thích. Âm nhạc cho ta niềm vui và sự lác quan.
Phim ảnh. [0]
Những bộ phim, đoạn clip hay sưu tầm được.
Kinh tế, tài chính [2]
Linh tinh, tản mạn [3]
Văn thơ, ẩm thực, cảm nhận, ...
Tìm kiếm
Main » 2010 » Tháng Chín » 25 » Hoạn quan
22:30:10
Hoạn quan
Nhiệm vụ
Dưới các triều đại phong kiến Trung Quốc cũng như Việt Nam, triều đình có hệ thống quan lại để tham gia làm việc nước, chia làm hai ban văn - võ, từ lớn đến nhỏ gồm cửu phẩm, mỗi phẩm lại phân biệt chánh và tòng, cuối cùng là hạng vị nhập lưu (chưa được liệt vào hạng nào cả). Ngoài ra, trong cấm cung, hoàng gia đông đúc cũng cần người phục vụ công việc hàng ngày và chầu hầu từ nhà vua đến tam cung lục viện. Họ phần lớn thuộc phái yếu gọi là nữ quan, có nhan sắc, được tuyển chọn hàng năm trong dân gian, ai may mắn được lọt vào mắt xanh của nhà vua, được sủng ái và sinh hạ hoàng nam, hoàng nữ thì được cất nhắc dần lên địa vị lục tần, tam phi còn lại đều thuộc hạng thị tỳ và làm việc ở các cơ sở nội đình như nhà kho (cung nô), nhà bếp (cung trù), hay quét tước, coi sóc các cung điện...

Trong cấm thành còn có bao nhiêu công việc mà phái yếu không làm nổi, phải cậy đến phái mạnh. Nhưng một kẻ phái mạnh chính tông mà ở giữa đám phái yếu xinh như hoa, đẹp như mộng thì quá nguy hiểm. Để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra, nhà vua phải cần đến những người đàn ông không còn là đàn ông nữa. Đó là hoạn quan. Tuy nhiên, mặc dù hoạn quan bị mất khả năng sinh dục, họ vẫn có những thèm khát và đòi hỏi, nhất là những người bị thiến sau khi đã đến tuổi trưởng thành. Trong nhiều trường hợp, chính họ là nạn nhân của những cung phi bị dồn nén, nhất là những thái giám còn nhỏ tuổi. Trong một vài triều đại, họ còn được phép ngủ chung với đàn bà trong cung để cho các phi tần có chút khí dương ngõ hầu ít bệnh tật. Đối với những hoạn quan chỉ bị cắt dịch hoàn rất có thể họ vẫn cương cứng được và chính vì thế nhiều lời đồn đãi rằng họ vẫn có thể phục vụ cung nhân...

Những tiểu thái giám xinh đẹp chừng mười mấy tuổi được tĩnh thân để tiến cung gọi là "đồng giám" hay "hài giám" thường được hoàng hậu, quí phi, quí nhân yêu thích. Những đứa trẻ này vì đã tĩnh thân từ khi còn rất nhỏ nên được coi là rất trong sạch chưa vương vấn một ý niệm tính dục nào và thường được cung nhân, phi tần nuôi như như người ta nuôi một con vật yêu thích. Chúng cũng được tự do hơn nghĩa là được vào phục vụ các cung nhân trong khuê phòng hay trong buồng tắm ở những khung cảnh kín đáo nhất. Tuy nhiên khi đã lớn, họ vẫn bị thay thế bằng những thái giám nhỏ tuổi hơn và được điều động ra làm công việc ở bên ngoài khu vực phụ nữ sinh sống.

Nhiệm vụ của hoạn quan là làm đủ thứ việc trong nội cung, như trà nước, xe kiệu, chợ búa, hầu hạ hoàng đế, thái hậu, phi tần, truyền mệnh lệnh vua, liên lạc thông tin và canh phòng, bảo vệ an ninh các cung điện. Thái giám hầu cận bên vua bao giờ cũng được tuyển chọn rất kỹ, còn lại là cung dám làm các việc vặt như quét tước nhà cửa, chăm sóc cây cối, cất giữ hóa phẩm... Như vậy, thái giám là một hệ thống nội quan chỉ phục vụ công việc hàng ngày trong cấm cung, không liên quan gì đến triều đình.

Thế nhưng trong lịch sử, không ít trường hợp ngoại lệ xảy ra, có những người tài năng, nhờ được vua yêu mà lập nên sự nghiệp lẫy lừng, lưu danh muôn thủa; trái lại, cũng có những người dựa thế vua mà khuynh loát cả triều đình, tạo nên cái thế rối loạn, suy sụp. Hoạn quan mỗi khi lấn quyền triều đình thì gây nhiều tai họa, vua Minh Mạng đã cảnh báo trong bài dụ hiện còn ở Văn Miếu, Huế, trong đó có đoạn:

Đời sau dần dần không noi phép cổ, để bọn điêu đang tham chính nắm quyền, không khác cho chúng nắm gươm đằng chuôi, như bọn thập thường thị đời Hán, bọn trung quan đời Đường, bọn tứ hung đời Minh, cho đến lũ Hoàng Công Phụ đời Lê ở nước An Nam; cái thế của chúng nổi lên như lửa, những điều họa hại theo nhau đổ đến. Nguyên do là bởi ông vua đương thời làm đầu têu, thấy chúng dễ sai bảo nên yêu thích, rồi hết sức tin cậy, rốt cuộc quyền thế của chúng đã thành, không thề đè nén được. Dẫm sương biết sẽ có tuyết, gương đã rõ ràng...
Đời sống hoạn quan
Họ sống rất đầy đủ, sung sướng về mặt vật chất, nhưng lại thiếu thốn, đau khổ về mặt tinh thần. Người xưa vốn rất coi trọng nhiệm vụ truyền giống, phê phán, kết tội nặng những kẻ tuyệt chủng, bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại (có ba điều bất hiếu, lớn nhất là không có con nối dõi tông đường), vì thế, họ bị người đời coi thường, khinh dể. Sống với mặc cảm ấy, nên họ luôn bị dằn vặt làm cho đau khổ, nhất là đối với những người bất đắc dĩ vướng vào cái nghiệp oan trái này. Đối với tổ tiên, cha mẹ, họ tự coi mình là tội nhân bất hiếu; đối với bản thân, họ không thoát khỏi cái cảnh trăm năm cô đơn, và đến khi nhắm mắt, sẽ trở thành loài ma lang thang, không nơi nương tựa. Vì vậy, họ níu vào chùa để nương nhờ hương khói mai sau và đã có những thời, thái giám trở thành một tầng lớp cách biệt.

Sau khi đã cắt bỏ bộ phận sinh dục, âm nang, âm hành của họ được gọi dưới cái tên bảo cụ sẽ được dùng những kỹ thuật riêng để bảo tồn và coi như một món đồ quí, giữ gìn rất cẩn thận. Trước hết bảo cụ được tẩm vôi bột để cho khỏi thối và hút hết những máu mủ còn trong đó để cho được khô ráo, sau đó dùng vải hay giấy bản lau sạch rồi mới đem ướp trong hương liệu để cho dầu thấm vào, đặt trong bao bằng lụa, cất trong hộp gỗ rồi hàn kín lại. Người ta chọn ngày lành tháng tốt cung kính đưa chiếc hộp đó đến từ đường họ người bị thiến, cung kính treo chiếc hộp đó trên xà nhà. Sau đó mỗi năm, họ lại rút cái hộp đó lên cao thêm một chút, ý chúc tụng cho người bị yêm hoạn phục vụ trong triều đình được thăng quan tiến chức.

Việc gìn giữ "bảo cụ" có hai lý do. Thứ nhất, mỗi khi được thăng thưởng thái giám phục vụ trong cung đình đều phải trình cho thượng quan xem của quí để chứng minh rằng quả thực mình đã được tĩnh thân (nghiệm bảo). Lý do thứ hai, là khi người đó chết đi, lúc tẩm liệm người ta sẽ hạ phần thân thể bị cắt ra còn đang treo trên xà nhà xuống may cho dính lại chỗ cũ, còn tờ tự nguyện yêm cát thư (đơn tình nguyện xin cắt bỏ bộ phận sinh dục) sẽ được đốt trước linh sàng để người chết được khôi phục nguyên trạng ngõ hầu dưới cửu tuyền còn mặt mũi mà nhìn lại cha mẹ tổ tiên và nếu có đầu thai thì kiếp sau cũng được toàn vẹn thân thể.

Chính thủ tục này cũng gây nên nhiều chuyện trớ trêu, hoặc đao tử tượng giữ bảo cụ làm của riêng để sau này bán lại hoặc cho thuê những ai muốn thăng quan nhưng lại không giữ được món đồ của mình vì bị thất lạc hay bị kẻ gian ăn cắp mất. Mỗi khi có biến loạn ở kinh thành, nhiều thái giám đã hoảng hốt chạy đi tìm cái bảo cụ của mình, có khi tranh cướp nhau để mong được chết toàn thây.

Mặc dù bị thiến vẫn có những hoạn quan vẫn hoang tưởng rằng họ có thể "mọc" lại được. Chính vì niềm tin đó, đời Thanh đã có luật lệ rằng tiểu thái giám nhập cung rồi sau ba năm sẽ phải qua một kỳ "tiểu tu", năm năm qua một kỳ "đại tu" để những thái giám chuyên môn xét lại xem ngọc hành có "trùng sinh" hay không. Theo sách Thần Viên Tạp Thức, thái giám thường thích ăn các loại thức ăn tráng dương và dùng những toa thuốc như Mẫu Cẩu Cảnh Tán, Thiên Khẩu Nhất Bôi Ẩm, Ngọc Cảnh Trùng Sinh Phương... để mong trở lại bình thường.

Về phần ngoại mạo, người đã bị yêm cát thay đổi rất nhiều, trở nên có nhiều nữ tính, không mọc râu, không lộ hầu, ngực nhô lên, mông nở, giọng nói the thé, hành động yểu điệu, da dẻ cũng nhẵn nhụi hơn trông chẳng khác gì đàn bà giả đàn ông. Vì hạ thể nở nang (đùi và chân to ra) nên thái giám thường đi chân chữ bát, bước ngắn mà nhanh. Thái giám cũng dễ trở nên phì nộn, mặc dầu da thịt thường nhão nhoẹt nhưng đến già lại teo đi nên những người có tuổi da dẻ lại nhăn nheo hơn bình thường khiến thái giám bốn mươi tuổi trông già như người già tám mươi.

Thái giám thường là đề tài để cho người ta diễu cợt, châm chọc lắm khi rất tàn nhẫn. Ở Bắc Kinh có một khu vực tên là "Thiên Kiều" là nơi có trình diễn những nghệ thuật dân gian, trong đó có một loại hí kịch gọi là "tướng thanh" bao gồm hai người, kẻ xướng người đáp trong đó thái giám thường bị lôi ra làm trò cười.

Người bị thiến ngoài những thay đổi thể chất, tinh thần cũng ảnh hưởng nặng nề và chính vì thế họ trở nên độc ác, nhỏ nhen, tàn nhẫn khác với người thường. Ngoài ra, thái giám vì bị khiếm khuyết các cơ ở hạ bộ nên thường hay bị són nước tiểu ra quần, thành thử nặng mùi nên cũng hay bị chế diễu. Trong một xã hội còn kém văn minh, những người bất hạnh vì cơ thể bị khuyết tật không được xã hội ưu đãi mà thường bị ngược đãi. Hiện tượng đó vẫn còn xảy ra ở một vài nơi trên thế giới...

Category: Văn hóa, xã hội | Views: 1934 | Added by: tndcong | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Lịch
«  Tháng Chín 2010  »
CNThứ 2Thứ 3Thứ 4Thứ 5Thứ 6Thứ 7
   1234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930
Lưu trữ
Trang bạn bè
  • Ucoz
  • E-learning Hóa & Sinh
  • Bình chọn
    Bạn thấy trang này thế nào?
    Tổng số bình chọn: 49
    Trạng thái

    Đang online: 1
    Khách: 1
    Thành viên: 0

    Copyright MyCorp © 2024 |